Tội phạm theo quy định của pháp luật

Tội phạm là hiện tượng xã hội khó nhất trong việc kiểm soát, cương toả, ngăn chặn và loại bỏ ra khỏi đời sống hàng ngày của xã hội.

Tội phạm còn là một nội dung, đối tượng nghiên cứu cơ bản của nhiều ngành khoa học như triết học, xã hội học, tâm lý học, tội phạm học…đặc biệt là khoa học luật hình sự.

Ở Việt Nam, Bộ luật Hình sự năm 2016, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS 2015), khái niệm về tội phạm đã bổ sung thêm chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại phạm tội và được quy định tại Điều 8.

Điều 8. Khái niệm tội phạm

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Từ định nghĩa pháp lý đã nêu cho thấy, tội phạm theo Bộ luật Hình sự Việt Nam có các dấu hiệu được thừa nhận chung sau đây:

  1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là một dấu hiệu (đặc điểm) đầu tiên và quan trọng của tội phạm. Nói chung, tội phạm hay vi phạm pháp luật đều có tính nguy hiểm cho xã hội, thuộc tính này không chỉ có ở tội phạm mà tồn tại ở tất cả các vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng pháp luật, các nhà làm luật đã dựa trên nhiều căn cứ khác nhau để lựa chọn (quyết định) từ trong số các vi phạm pháp luật những loại hành vi nào có tính chất và mức độ nguy hiểm cao nhất để đưa vào Bộ luật Hình sự nhằm xử lý một cách triệt để và hiệu quả hơn, cũng như bảo đảm yêu cầu đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, bảo vệ các lợi ích khác nhau từ thấp đến cao, từ sự điều chỉnh của những ngành luật khác đến luật hình sự.

Cho nên, nó là một trong những căn cứ để phân biệt hành vi phạm tội với các hành vi vi phạm pháp luật khác. Do vậy, những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Bên cạnh đó, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, đó là:

  • Tầm quan trọng của quan hệ xã hội được Bộ luật Hình sự bảo vệ;
  • Hình thức lỗi;
  • Hậu quả của tội phạm;
  • Công cụ, phương tiện phạm tội;
  • Phương thức, thủ đoạn phạm tội;
  • Thời gian, không gian phạm tội;
  • Địa điểm, hoàn cảnh phạm tội;
  • Động cơ, mục đích phạm tội;
  • Nhân thân người phạm tội;
  • Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội nơi xảy ra sự việc;
  1. Tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự

Đây là dấu hiệu cơ bản thứ hai của tội phạm và là đặc điểm thể hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong luật hình sự Việt Nam. Pháp chế là đòi hỏi quan trọng của pháp luật hình sự, là cơ sở để pháp luật hình sự được thực thi một cách có hiệu quả.

Như đã đề cập, “pháp chế như là tính thiêng liêng của pháp luật, tính bền vững của các quy phạm pháp lý… Pháp chế có mối quan hệ chặt chẽ với pháp luật, với bình đẳng và với sự tuân thủ luật pháp, không một ai, không một người nào có bất kỳ một đặc quyền nào trước pháp luật…”.

Ngoài ra, nội dung đặc điểm này còn phản ánh quyền không bị coi là phạm tội về một hành vi mà trong thời gian xảy ra chưa cấu thành tội phạm theo quy định pháp luật đã được đề cập tại khoản 2 Điều 11 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948: “Không ai bị cáo buộc là phạm tội vì bất kỳ hành vi hoặc sự tắc trách nào mà không cấu thành một tội phạm hình sự theo pháp luật quốc gia hay pháp luật quốc tế vào thời điểm thực hiện hành vi hay có sự tắc trách nào đó”.

Cũng tương tự như vậy tại khoản 1 Điều 15 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 khi quy định: “Không ai bị coi là phạm tội vì một hành động hoặc không hành động mà không cấu thành tội phạm theo pháp luật quốc gia hoặc pháp luật quốc tế tại thời điểm thực hiện hành vi đó”.

Cho nên, các nguyên tắc này còn khẳng định giá trị của pháp luật với tư cách là thước đo, chuẩn mực để đánh giá hành vi của con người, ngăn ngừa sự quy tội và trừng trị con người một cách chuyển quyền, độc đoán và tùy tiện của Nhà nước. Điều đó đem đến sự an toàn pháp lý cho con người trong xã hội, giúp họ tránh khỏi nguy cơ bị tội phạm hóa bất cứ lúc nào.

Do đó, để khẳng định rõ hơn điều này, Điều 2 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định rõ cơ sở của trách nhiệm hình sự đối với cả cá nhân và pháp nhân thương mại. Theo đó, chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự và cũng chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 Bộ luật Hình sự năm 2015mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

  1. Tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc do pháp nhân thương mại thực hiện

Một điểm mới cơ bản trong Bộ luật Hình sự năm 2015 so với Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 trước đây về chủ thể của tội phạm là đã quy định chủ thể của tội phạm còn là “pháp nhân thương mại thực hiện một số tội phạm trong Điều 76 Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng phải chịu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ để quy định bổ sung pháp nhân thương mại phạm tội cũng phải chịu trách nhiệm hình sự không những nhằm góp phần đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm do pháp nhau thực hiện (đặc biệt trong lĩnh vực môi trường, kinh tế, tài chính – ngân hàng…), mà còn phù hợp với yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế, cũng như đáp ứng kịp thời của | thực tiễn xét xử.

Trước hết, về chủ thể là cá nhân, rõ ràng tội phạm là hành vi của con người, do con người có đủ các điều kiện do pháp luật quy định thực hiện. Điều kiện mà pháp luật quy định cho chủ thể của tội phạm được gọi là điều kiện chủ thể của tội phạm.

Theo luật hình sự Việt Nam, có hai điều kiện cơ bản mà mọi chủ thể của tội phạm là cá nhân đều phải đáp ứng là (1) năng lực trách nhiệm hình sự và (2) độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Năng lực trách nhiệm hình sự là khái niệm được dùng để chỉ khả năng hay trạng thái của con người, bằng hành vi của mình, tham gia vào quan hệ pháp luật hình sự. Nội dụng của khả năng đó được thể hiện trên hai phương diện: năng lực nhận thức hành vi và năng lực điều khiến hành vi.

Chỉ những người nào có khả năng nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và có khả năng điều khiển được hành vi đó mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm. Những người do bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác mà mất đi khả năng nhận thức hành vi hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì dù hành vi của họ có xâm hại đến quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ cũng không bị coi là chủ thể của tội phạm.

Ngoài ra, cách thức quy định dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự trong luật hình sự mỗi quốc gia có sự khác nhau nhất định.

Trong Bộ luật Hình sự Việt Nam, các nhà làm luật cho gián tiếp đề cập điều kiện “năng lực trách nhiệm họ, sự thông qua việc quy định độ tuổi chịu trách nhiên hình sự (Điều 12) và tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 21).

Như vậy, một người được coi là có năng lực trách nhiên hình sự khi họ đạt đến một độ tuổi nhất định và không ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Năng lực trách nhiệm hình sự luôn gắn với độ tuổi cụ thể của con người.

Quy định độ tuổi bắt đầu chịu trách nhiệm hình sự có ý nghĩa tạo ra cơ sở pháp lý thống nhất để xác định phẩm chất tâm lý phổ biến ở mỗi con người trong xã hội. Một người chưa đạt đến độ tuổi mà pháp luật quy định được xem như chưa có năng lực trách nhiệm hình sự.

Do đó, tuổi chịu trách nhiệm hình sự đương nhiên cũng là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm do cá nhân thực hiện. Trên cơ sở này, Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này”.

Còn đối với pháp nhân, Điều 75 Bộ luật Dân sự năm 2015 về Pháp nhân thương mại quy định:

“1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Ngoài ra, khoản 1 Điều 75 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại khi có đủ các điều kiện sau:

  • Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
  • Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
  • Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại và;
  • Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 Bộ luật Hình sự năm 2015.
  1. Tội phạm do chủ thể thực hiện một cách có lỗi (cố ý hoặc vô ý).

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được gì định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoa. do pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc và ý. Cố ý và vô ý là hai hình thức cụ thể của lỗi.

Nói cách khác, lỗi là dấu hiệu bắt buộc của mọi tội phạm. Đối với cá nhân, về mặt pháp lý, năng lực trách nhiệm hình sự và tuổi chịu trách nhiệm hình sự là cơ sở của lỗi. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi do luật định khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đều có lỗi.

Do đó, để xác định một người có lỗi hay không, cần phải xem xét đến vấn đề tự do ý chí của người đó khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Tự do ý chí là điều kiện bắt buộc để quy kết một người là có lỗi đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ đã thực hiện.

Việc thừa nhận lỗi là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm đã loại trừ nguyên tắc quy kết trách nhiệm hình sự chỉ dựa trên cơ sở các dấu hiệu khách quan, đồng thời là bảo đảm quan trọng để luật hình sự thực hiện mục đích cải tạo, giáo dục đối với người thực hiện hành vi phạm tội.

Còn đối với pháp nhân, nó không phải là một chủ thể giả tưởng mà là một thực thể xã hội độc lập”. Khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015 về “Pháp nhân” quy định một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có các điều kiện sau:

  • Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
  • Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu bằng tài sản của mình;
  • Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Như vậy, pháp nhân với nhiều danh nghĩa, có thể được so sánh với con người. Pháp nhân rõ ràng là một thực thể có ý chí, có mong muốn riêng của mình, được xử sự tự do và hưởng quyền tự chủ của chủ thể có thể so sánh với quyền tự chủ của cá nhân và vì vậy, có năng lực thực hiện tội phạm một cách có lỗi…

Hơn nữa, theo lý thuyết đồng nhất hóa trong khoa học luật hình sự, rõ ràng khi các pháp nhân thực hiện chính là biểu lộ ý chí tập thể vào sự thống nhất chung qua người đại diện cho pháp nhân, hành vi của mỗi cá nhân đã đồng nhất hóa với pháp nhân, hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại, vì lợi ích của pháp nhân thương mại hoặc được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại, do đó, tội phạm còn là hành vi do pháp nhân thương mại thực hiện một cách có lỗi (cố ý hoặc vô ý).

  1. Tội phạm xâm phạm đến các quan hệ xã hội được Bộ luật Hình sự bảo vệ

Trong khái niệm tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015, các nhà làm luật Việt Nam đã xác định các quan hệ xã hội được Bộ luật Hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Chỉ hành vi nào xâm hại những quan hệ xã hội đã được liệt kê này mới được coi là tội phạm.

Do đó, “xâm phạm đến các quan hệ xã hội được Bộ luật Hình sự bảo vệ” cũng là một dấu hiệu có tính đặc trưng của tội phạm. Các quan hệ xã hội được các nhà làm luật Việt Nam xác lập và bảo vệ gồm có: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự. Các quan hệ tương ứng này được các nhà làm luật nước ta cụ thể hóa thành chương tội phạm trong Phần các tội phạm Bộ luật Hình sự. 

Tóm lại, khái niệm tội phạm có thể được định nghĩa như sau:

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được định trong Bộ luật Hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoàn pháp nhân thương mại đáp ứng điều kiện thực hiện một cách có lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến các quan hệ và hội được Bộ luật Hình sự bảo vệ./.

Đánh giá bài viết