Quy định pháp luật về tài khoản ngân hàng

Tài khoản gắn liền với hoạt động kế toán nói chung và ngân hàng nói riêng, gồm có nhiều loại như tài khoản tiền gửi, tài khoản thnah toán, tài khoản quỹ…Tuy nhiên, luật không có giải thích thế nào là “tài khoản”.

  1. Tài khoản ngân hàng

Có thể hiểu đơn giản “Tài khoản ngân hàng” là một dạng tài sản tại ngân hàng, cho phép bạn gửi tiền vào và thực hiện những mục đích của mình như tiết kiệm hay thanh toán. Hiện nay có hai loại tài khoản chính là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn và tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

Các Luật, Nghị định, Thông tư trong lĩnh vực ngân hàng thì chỉ quy định cụ thể về công cụ thanh toán, phương tiện thanh toán, trung gian thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử, sec, thẻ ngân hàng…còn “tài khoản tiền gửi” thì chỉ được nhắc đến chứ không hề có quy định cụ thể về việc mở và sử dụng tài khoản này. Thậm chí quy định về xử phạt hành chính liên quan đến tài khoản ngân hàng, tiền tệ cũng chỉ xử phạt liên quan đến “tài khoản thanh toán” mà không hề nhắc đến “tài khoản tiền gửi”.

Trước năm 2014 pháp luật vẫn quy định chung về việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi, nhưng từ năm 2014 lại chỉ còn quy định về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán (là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn để sử dụng vào mục đích thanh toán).

Thậm chí cụm từ “tài khoản tiền gửi tiết kiệm” được quy định trong đoạn “tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm” vào năm 2014 cũng không còn trong quy định pháp luật từ tháng 7/2019.

Như vậy, việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi có kỳ hạn nói riêng và tài khoản tiền gửi nói chung đã không còn được quy định, chỉ trừ một vài trường hợp ngoại lệ như việc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp.

Trên thực tế, tiền gửi ngân hàng đều được quản lý thông qua các tài khoản tiền gửi. Hàng chục đạo luật và nghị định trong nhiều lĩnh vực đã đề cập cụm từ “tài khoản tiền gửi” tại các tổ chức tín dụng, như tài khoản tiền gửi, tài khoản ký quỹ, tài khoản tiết kiệm, tài khoản vốn như dưới đây:

  • Bộ luật dân sự quy định “ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá trị vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng dể bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ”. Tài khoản này tại một tổ chức tín dụng là gồm cả ngân hàng và có phạm vi rộng hơn là “tài khoản tiền gửi không kỳ hạn” (vì có thể không phải là tiền và có thể xác định thời hạn) nên không đồng nghĩa với tài khoản thanh toán.
  • Luật bảo hiểm xã hội quy định, bảo hiểm hưu trí bổ sung “có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động dưới hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân, người lao động có một trong các quyền lợi về bảo hiểm xã hội là: Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời “thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng”.
  • Luật các tổ chức tín dụng quy định, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác không được thực hiện việc “cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản ngân hàng của khách” tức là không mở tài khoản thanh toán cho khách hàng. Tuy nhiên cũng chính Luật các tổ chức tín dụng lại quy định, Công ty tài chính vẫn được phép “mở tài khoản tiền gửi, tài khoản quản lý tiền vay cho khách hàng”.
  • Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định, mọi hoạt động mua, bán chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp và nhận cổ tức của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thanh toán thông qua tài khoản vốn của nhà đầu tư đó mở tại ngân hàng ở Việt Nam, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản.
  • Luật nhà ở năm 2014 quy định, kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư “được chuyển vào tài khoản do Ban quản trị nhà chung cư lập để quản lý, sử dụng bảo trì”.
  • Pháp luật về hệ thống tài khoản ngân hàng cũng quy định tiền gửi của khách hàng được hạch toán theo các loại tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi tiết kiệm, tiền ký quỹ.
  • Pháp lệnh ngoại hối quy định, người không cư trú là tổ chức, cá nhân có đồng Việt Nam từ các nguồn thu nhập hợp pháp được mở tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép. Đây là tài khoản tiền gửi chứ không phải là tài khoản thanh toán.
  1. Đối tượng khác được mở tài khoản cho khách hàng
  • Công ty tài chính được mở tài khoản tiền gửi, tài khoản quản lý tiền vay cho khách hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
  • Tổ chức tài chính vi mô cũng được mở tài khoản để quản lý tiền vay và tiền gửi của khách hàng, mặc dù pháp luật ngân hàng không quy định.
  • Công ty chứng khoán mở tài khoản giao dịch mua, bán chứng khoán cho khách hàng.
  • Trong lĩnh vực thông tin cũng sử dụng khái niệm tài khoản, là tập hợp thông tin để truy cập thông tin, với những quy định sau:
    • Tài khoản của người sử dụng phần mềm quản lý thông tin nhật ký kiểm toán là tên đăng nhập và mật khẩu cấp cho người sử dụng để truy cập vào phần mềm.
    • Tài khoản của người sử dụng hệ thống phần mềm quản lý văn bản của nghành Văn hóa, thể thao và du lịch và tên và mật khẩu đăng nhập được cấp cho mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động để truy cập và sử dụng hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành.
    • Tài khoản của người sử dụng hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng là một tập hợp thông tin đại diện duy nhất cho người sử dụng trên hệ thống thông tin, được sử dụng để đăng nhập và truy cập các tài nguyên dược phép trên hệ thống thông tin đó.
    • Đơn vị cung cấp dịch vụ internet cũng được phép sử dụng cụm từ “tài khoản thanh toán” đối với quản lý thanh toán cho các trò chơi điện tử (không liên quan đến hoạt động thanh toán ngân hàng).

Liên quan đến tài khoản có việc thu thuế, phí, tiền phạt thông qua tài khoản là rất tiện lợi, hiệu quả, cần được khuyến khích. Tuy nhiên, nếu như bắt buộc phải giao dịch toàn bộ qua tài khoản lại là điều chưa hợp lý, vì hạn chế quyền của người dân.

Đối với tài khoản ngoại tệ thì người cư trú và người không cư trú là cá nhân và pháp nhân được sử dụng tài khoản ngoại tệ để thực hiện các giao dịch thu, chi, chuyển tiền, thanh toán ngoại tệ theo quy định của pháp luật ngoại hối.

  1. Quyền và nghĩa vụ của chủ tài khoản ngân hàng

Pháp luật quy định chủ tài khoản có quyền và nghĩa vụ trong việc mở, sử dụng, tạm khóa, phong tỏa và đóng tài khoản.

Đối với tài khoản của cá nhân thì chủ tài khoản là cá nhân, không có gì thay đổi về đối tượng từ trước đến nay. Tuy nhiên đối với tài khoản của pháp nhân nói riêng và tổ chức nói chung thì các quy định khá phức tạp và chưa rõ ràng.

Từ năm 1994 đến nay thì pháp luật quy định chủ tài khoản của các tổ chức được quy định gồm 4 loại khác nhau: (1) giám đốc hoặc là chủ doanh nghiệp hoặc là thủ trưởng đơn vị, (2) người đại diện theo pháp luật, (3) người đại diện theo ủy quyền, (4) chính tổ chức. Đồng thời trong hai năm 2017, 2018 các tổ chức không có tư cách pháp nhân không được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Do đó, chỉ có chủ tài khoản của cá nhân hoặc pháp nhân.

Như vậy, pháp luật về tài khoản đã thay đổi theo hướng chuyển chủ tài khoản từ một số chức danh được liệt kê sang người đứng đầu (sau này là người đại diện theo pháp luật) và từ cá nhân sang tổ chức (pháp nhân). Trong đó, việc quy định chủ tài khoản là người được ủy quyền là không chính xác, mà phải là người đại diện theo pháp luật. Việc quy định chủ tài khoản chính là tổ chức thì hợp lý hơn nhưng cũng chỉ đúng với pháp nhân, còn đối với tổ chức không có tư cách pháp nhân thì lại không chính xác. Chủ tài khoản của các tổ chức không có tư cách pháp nhân thì phải là một hoặc toàn bộ thành viên, vì các tổ chức này không có tư cách pháp lý trực tiếp giao dịch, mà phải giao dịch thông qua các thành viên của tổ chức.

Trường hợp tài khoản của tổ chức không có tư cách pháp nhân thì bản chất đó phải là tài khoản của cá nhân hoặc “tài khoản thanh toán chung của các chủ tài khoản” đứng tên nhiều cá nhân dựa trên văn bản thỏa thuận (hoặc hợp đồng) quản lý và sử dụng tài khoản. Việc quy định chủ tài khoản là tổ chức không có tư cách pháp nhân dẫn đến không thể thực hiện được quy định “chủ tài khoản thanh toán được ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán của mình”.

Ngoài quy định, tên của tổ chức mở tài khoản thanh toán chính là chủ tài khoản, thì hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán phải có một trong các nội dung là “tên tài khoản thanh toán”. Tương tự là quy định, thông tin về tài khoản của khách hàng cũng gồm thông tin định danh khách hàng và các thông tin khác, trong đó có “tên tài khoản”.

Do pháp luật không giải thích tên tài khoản nói chung và tên tài khoản thanh toán nói riêng, nên không xác định được tên tài khoản thanh toán là gì. Do vậy, nhiều trường hợp tên tài khoản được hiểu chính là tên tổ chức, cá nhân mở tài khoản. Chẳng hạn như quy định “tên tài khoản là tên Thương vụ”.

Dựa vào các quy định liên quan thì có thể hiểu tên tài khoản là nội dung của tài khoản cho vay các tổ chức tín dụng khác thành “cấp tín dụng cho các tổ chức tín dụng khác” hay quy định “nhà đầu tư nước ngoài thực hiện chuyển đổi tên tài khoản góp vốn, mua cổ phần bằng đồng Việt Nam nêu trên thành tài khoản vốn đầu tư gián tiếp./.

5/5 - (2 votes)
0965.67.9698