Phạm vi điều chỉnh của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Điều 1 khái quát đầy đủ phạm vi điều chỉnh của Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015.

  1. Phạm vi điều chỉnh của BLTTDS năm 2015

So với BLTTDS năm 2004, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2011 (BLTTDS sửa đổi 2011) thì BLTTDS năm 2015 có một số thay đổi thể hiện quan điểm rõ ràng của nhà lập pháp. Cụ thể, phạm vi điều chỉnh của BLTTDS năm 2015 gồm:

  • Quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự;
  • Trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân (sau đây gọi là Tòa án) giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự)
  • Trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là việc dân sự);
  • Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự) tại Tòa án;
  • Thủ tục công nhậncho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài;
  • Thi hành án dân sự;
  • Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng;
  • Quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, của cá nhân, của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) có liên quan nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật.

Về phạm vi điều chỉnh, BLTTDS 2015 đã có một bổ sung rất quan trọng, đó là “thủ tục công nhân và cho thi hành án tại Việt Nam bản in, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài thước ngoài”.

Thủ tục này quy định từ Điều 342 đến Điều 382 của BLTTDS năm 2004, sửa đổi năm 2011 nhưng trong Điều 1 của BLTTDS năm 2004 lại không nhắc đến thủ tục này. Ngoài ra, thuật ngữ “Toà án” đã được làm rõ là “Toà án nhân dân” trong BLTTDS năm 2015.

  1. Nhiệm vụ của BLTTDS năm 2015

Khoản 2 Điều 1 BLTTDS năm 2015 quy định nhiệm vụ của Bộ luật:

Bộ luật tố tụng dân sự góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

Về nhiệm vụ của Bộ luật, BLTTDS 2015 cũng bỏ cụm từ “tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa” và đưa cụm từ “bảo vệ công ty, bảo vệ quyền con người, quyền công dân” lên đầu; thay đổi trật tự của “quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức” bằng “quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.

Sự sắp xếp lại của cụm từ này được nhắc lại xuyên suốt trong toàn bộ BLTTDS 2015 nhằm đưa vị trí của “quyền và lợi ích hợp pháp” theo thứ tự tầm quan trọng của các chủ thể: trước hết là “cơ quan”, sau đó là “tổ chức”, và cuối cùng là “cá nhân”./.

5/5 - (1 vote)