Người thừa kế theo quy định pháp luật

Người thừa kế là người được nhận di sản thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc hoặc vừa hưởng di sản theo di chúc, vừa được hưởng di sản chia theo pháp luật.

Người thừa kế

Theo quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 quy định:

Điều 613. Người thừa kế
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, người thừa kế là người được nhận di sản thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc hoặc vừa hưởng di sản theo di chúc, vừa được hưởng di sản chia theo pháp luật. Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế, có quyền hưởng di sản. Cá nhân có quyền hưởng di sản chỉ thực hiện được quyền dân sự của mình theo quy định của bản luật. Hơn nữa, quan hệ nhận di sản thừa kế là quan hệ pháp luật, do vậy cá nhân phải là người còn sống để thể hiện được quyền nhận hay từ chối quyền hưởng di sản.

Quyền từ chối hưởng di sản của người thừa kế được pháp luật thừa nhân với điều kiện việc từ chối nhận di sản không nhằm trốn ránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Ngoài ra, việc từ chối hưởng di sản thừa kế còn phải thỏa mãn các điều kiện về thời gian và hình thức. Điều 620 BLDS năm 2015 quy định về từ chối nhận di sản như sau:

Điều 620. Từ chối nhận di sản
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Quyền của người thừa kế

Người thừa kế có quyền nhận di sản, có quyền từ chối nhận di sản và quyền của người thừa kế bị hạn chế theo quy định tại khoản 1 Điều 620 BLDS năm 2015. Tuy nhiên, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản theo các mức độ khác nhau và sự từ chối đó đều hợp pháp. Người thừa kế có quyền từ chối toàn bộ quyền hưởng di sản.

Người thừa kế cũng có quyền lựa chọn hoặc chỉ từ chối quyền hưởng di sản theo di chúc mà không từ chối quyền hưởng di sản thừa kế được chia theo pháp luật. Người thừa kế chỉ từ chối quyền hưởng di sản thừa kế được chia theo pháp luật mà không từ chối quyền hưởng di sản theo di chúc.

Một vấn đề cần được làm rõ, tai người được thừa kế lại từ chối quyền hưởng di sản? thừa kế từ chối nhận di sản có nhiều nguyên nhân, nó nhân trực tiếp và nguyên nhân sâu xa. Nguyên nhân trực có thể có trong trường hợp người có quyền nhận di sản thì mình đã là người có điều kiện kinh tế hơn những người thì kế theo pháp luật cùng hàng được hưởng và sự từ chối này nhằm làm tăng ký phần di sản được hưởng của những người thừa kế cùng hàng được hưởng khác.

Trường hợp này cũng có thể xảy ra khi mà người thừa kế theo di chúc từ chối quyền hưởng di sản theo di chúc vì những lý do nào đó mà người này không thể nhận di sản. Tuy những lý do đó không ảnh hưởng đến việc người được thừa kế theo di chúc vẫn quyết định nhận di sản nhưng xét về quan hệ trong đời sống xã hội thông thường, người này vẫn từ chối quyền hưởng.

Người từ chối nhận di sản còn có trong trường hợp người này thuộc hàng thừa kế được hưởng di sản nhưng người có tài sản định đoạt cho người này được hưởng một phần di sản, người này từ chối quyền hưởng di sản theo di chúc nhưng không từ chối quyền hưởng di sản được chia theo pháp luật.

Cá nhân chưa được sinh ra thì chưa được coi là chủ thể của quan hệ xã hội đồng thời cũng chưa phải là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự nhưng pháp luật quy định trường hợp này là nhằm bảo lưu quyền của cá nhân được sinh ra sau khi người để lại di sản chết với điều kiện người đó đã thành thai trong thời gian người để lại di sản còn sống.

Quy định này nhằm để bảo vệ quyền của người thừa kế nhất là quyền của người con đã thành thai khi người chế Còn sống và ra đời sau khi người cha chết. Pháp luật thừa kế về bản chất là bảo vệ quan hệ huyết thống, do vậy quan hệ huyết thống trong thừa kế luôn được pháp luật thừa kế bảo và theo những điều kiện nhất định.

Ngoài ra, người thừa kế còn có thể là cá nhân không thuộc hoa kế theo pháp luật của người để lại di sản, các tổ chức có tư cách pháp nhân và nhà nước nêu được người có Lài sản định đoạt trong di chúc cho những chủ thể trên được hưởng thì họ được hưởng thừa kế theo di chúc.

Nghĩa vụ của người thừa kế

Điều 614 BLDS năm 2015 quy định:

Điều 614. Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế
Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

Người thừa kế với tư cách là người kế quyền đối với tài sản do người chết để lại. Tuy nhiên, người thừa kế quyền đối với tài sản, nhưng trong khối tài sản của người chết để lại còn có thể có nghĩa vụ về tài sản của người chết chưa được thực hiện với người khác.

Vì vậy. Điều 614 BLDS năm 2015 quy định người thừa kế có các quyền và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, kể từ thời điểm người để lại di sản chết. Vì vậy, các chủ nợ của người để lại di sản có quyền yêu cầu những người thừa kế phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại trong phạm vi giá trị di sản được hưởng.

Các chủ nợ của người để lại di sản có quyền khởi kiện yêu cầu những người thừa kế có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ do người chết để lại trong thời hạn 3 năm, theo quy định tại khoản 3 Điều 623 BLDS năm 2015.

Điều 623. Thời hiệu thừa kế
[…]
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Quy định tại Điều 614, xuất phát từ nhận thức về sản nghiệp, tồn tại khách quan trong xã hội và được pháp luật bảo hộ. Sản nghiệp được hiểu là tất cả tích sản và tiêu, của một người được trị giá bằng tiền.

Theo đó, cá nhân cũng có sản nghiệp và mỗi cá nhân có một sản nghiệp. Khái niệm về sản nghiệp có đặc điểm gắn với nhân thân của chủ thể, do vậy sản nghiệp không những của cá nhân, mà còn sản nghiệp của pháp nhân. Khi cá nhân chết, không có nguy thừa kế, thì sản nghiệp thuộc về nhà nước (nhà nước tiến nhận tài sản vô chủ).

Khi cá nhân chết, sản nghiệp của cá nhân này sẽ chuyển dịch sang cho người thừa kế hay nói cách khác, sản nghiệp của người chết sẽ nhập vào sản nghiệp của người thừa kế, theo đó, người thừa kế có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ của người chết để lại.

Nhưng trong trường hợp khi tiếp nhận sản nghiệp do người chết để lại, người thừa kế có thể xác định giá trị sản nghiệp bằng việc kê khai và phân biệt được giá trị sản nghiệp do người chết để lại và không nhập chung vào sản nghiệp của mình, theo đó, người tiếp nhận sản nghiệp của người chết để lại chỉ có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ của người chết trong phạm vi giá trị sản nghiệp của người chết.

Theo nhận thức về sản nghiệp và phương thức chuyển dịch sản nghiệp của người chết cho người thừa kế và không xác định giá trị sản nghiệp của người chết để lại, thì di sản thừa kế được hiểu là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại. Nhận thức này phù hợp với nguyên tắc bất bình đẳng là “Phụ trái, tử hoàn” (đời cha còn nợ, thì đời con trả).

Còn trường hợp người thừa kế xác định được giá trị sản nghiệp của người chết để lại, thì người thừa kế chỉ có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ của người chết để lại trong phạm vi giá trị di sản được hưởng.

Điều 614 BLDS, quy định theo căn cứ tính kế thừa của Lời thừa kế đối với di sản của người chết để lại từ thời điểm mở thừa kế, với tư cách là chủ sở hữu đối với di sản chưa chia. Người thừa kế có quyền ngăn chặn các hành vi cản trở mình thực hiện quyền của chủ sở hữu di sản của người chết để lại kể từ thời điểm mở thừa kế./.

5/5 - (1 vote)
0965.67.9698