Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có những cải tiến về tính xuyên suốt và thống nhất về các nguyên tắc của pháp luật dân sự so với Bộ luật Dân sự năm 1995 và Bộ luật Dân sự năm 2005.

Trong khi tại Bộ luật Dân sự năm 1995 và Bộ luật Dân sự năm 2005, các nguyên tắc còn dàn trải, mỗi một chế định lớn sẽ có nguyên tắc tương ứng nên dẫn đến nhiều nguyên tắc trong từng chế định riêng có sự trùng lắp với nguyên tắc chung. 

Tại Bộ luật Dân sự hiện hành, các nguyên tắc của pháp luật dân sự được ghi thống nhất tại Điều 3 của Bộ luật, đây là nhóm nguyên tắc cơ bản, đặc trưng, thể hiện nguyên lý của các lĩnh vực dân sự.

Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

  1. Nguyên tắc bình đẳng

Được ghi nhận tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Nền tảng cho sự bình đẳng này được lấy từ gốc Hiến pháp, luật gốc cho mọi luật tại Việt Nam. Tại Hiến pháp năm 2013, các quyên tự do, bình đẳng về nhân thân và tài sản đều được ghi nhận, khẳng định và coi đó là quyền cơ bản của công dân.

Trước hết, mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử. Điều này phải được hiểu, các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự bao gồm cá nhân, pháp nhân với các điều kiện như nhau thì sẽ được nhà nước ứng xử ngang nhau.

Ứng xử ngang nhau chính là các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể trong các tình huống, điều kiện giống nhau sẽ được áp dụng giống nhau. Tuy nhiên, phải phân biệt rất rõ, nếu cá nhân là người mới sinh ra thậm chí chưa có năng lực hành vi dân sự thì đương nhiên không thể có quyền, nghĩa vụ giống y hệt với người đã thành niên.

Do đó, mấu chốt của nguyên tắc là từng chủ thể với điều kiện như nhau thì năng lực pháp luật sẽ được Nhà nước ghi nhận như nhau.

Tiếp theo, pháp luật ghi nhận sự bình đẳng giữa các chủ thể dưới góc độ bảo hộ để thực hiện các quyền nhân thân, tài sản của các chủ thể như nhau.

Nhà nước khi quy định năng lực pháp luật cho các chủ thể như nhau là như nhau khi thực hiện, Nhà nước cũng bảo hộ như nhau. Bảo hộ được hiểu, Nhà nước đảm bảo cho quyền của bên được thực hiện trong thực tiễn.

Các chủ thể có quy lựa chọn giữa thực hiện và không thực hiện quyền mình. Đó là sự tự do ý chí của từng chủ thể. Nhưng nó. chủ thể thực hiện quyền của mình, Nhà nước sẽ ghi nhận và đảm bảo không cho bất kỳ chủ thể nào được ngăn cản, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền của từng chủ thể

Tương ứng, các chủ thể khi có nghĩa vụ, Nhà nước đều yêu cầu tất cả các chủ thể phải thực hiện và nếu không thực hiện thì đương nhiên phải gánh chịu những trách nhiệm pháp lý nhất định. Không có sự phân biệt nào nếu trong điều kiện như nhau, hành vi vi phạm như nhau mà lại không phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý như nhau.

  1. Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận

Được ghi nhận tại khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Thứ nhất, cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận về các nền tảng để các cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình. Tự do được hiểu là làm những gì mình thích, theo mong muốn của mình. Tự nguyện được hiểu là không bị bất kỳ ai áp đặt ý nhí của họ lên ý chí của mình.

Nói một cách khác, những gì chủ thể thực hiện hoàn toàn dựa trên mong muốn và thống nhất với mong muốn bên trong của chủ thể đó. Vế đầu tiên của nguyên tắc thể hiện nền tảng để các chủ thể tham gia xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền của mình hoàn toàn dựa trên ý chí, mong muốn của bản thân, không bị bất kỳ ai bao gồm cả Nhà nước ép buộc, áp đặt ý chí.

Thứ hai, nguyên tắc nhấn mạnh vế thứ hai của sự tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận ở chỗ: nếu cam kết, thoả thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội thì sẽ có hiệu lực pháp luật đối với các bên và các chủ thể còn lại đều phải tôn trọng.

Nếu cam kết, thoả thuận đó vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì đương nhiên sẽ không hợp pháp, không có hiệu lực pháp luật và các chủ thể cố tình thực hiện thì sẽ phải gánh chịu hậu quả pháp lý mang tính bất lợi.

Như vậy có thể khẳng định, sự tự do của các chủ thể trong khuôn khổ nhất định. Sự tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội sẽ được đặt lên trước hết, trên cả sự tự do, tự nguyện của mỗi chủ thể.

Điều này hoàn toàn hợp lý bởi mỗi chủ thể cũng chỉ là một cá thể trong xã hội nên nếu đảm bảo sự ổn định xã hội thì buộc xã hội đó phải ổn định, tồn tại và vận động theo một trật tự nhất định.

  1. Nguyên tắc thiện chí, trung thực

Được ghi nhận tại khoản 3 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Thiện chí được hiểu là sự thân thiện, mong muốn được thực hiện hoàn thành, thực hiện hoàn toàn tự nguyện. Trung thực được hiểu là tôn trọng khách quan, tôn trọng những điều thực tế, không tạo dựng các thông tin hoặc các yếu tố gây bất lợi trong quá trình thực hiện các giao dịch dân sự.

Trong quan hệ pháp luật dân sự, sẽ có nhiều quan hệ mà nghĩa vụ của người này tương ứng với quyền của người khác, thế nên, chỉ cần bên có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, đúng thì sẽ đảm bảo lợi ích cho bên có quyền.

Chính vì thế, quá trình thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, chỉ cần mỗi chủ thể luôn nỗ lực thực hiện tốt nhất bằng hành vi của mình để đem lại lợi ích tối đa cho bên mang quyền đã tạo nên sự lý tưởng trong quan hệ dân sự.

  1. Nguyên tắc tôn trọng lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

Được ghi nhận tại khoản 4 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Lợi ích quốc gia, dân tộc là một khái niệm có nội hàm rất rộng, bao hàm trong đó tất cả những gì tạo thành điều kiện cần thiết cho sự trường tồn của cộng đồng với tư cách quốc gia dân tộc có chủ quyền, thống nhất, độc lập, lãnh thổ toàn vẹn; phát triển đi lên về mọi mặt của quốc gia dân tộc theo hướng làm cho đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng ngày càng phong phú, tốt đẹp hơn; cho sự nâng cao không ngừng sức mạnh tổng hợp của quốc gia, năng lực cạnh tranh quốc gia trên trường quốc tế, vị trí, vai trò, ty tin quốc tế của quốc gia dân tộc.

Các dân tộc trên thế giới đều coi lợi ích căn bản nhất của dân tộc là Tổ quốc độc lập, thống nhất, giàu mạnh, lãnh thổ toàn vẹn, bao gồm vùng trời, vùng biển, hải đảo, thềm lục địa, nhân dân làm chủ đối với Tổ quốc của mình.

Lợi ích quốc gia dân tộc có thể là những nhân tố thuộc về tự nhiên được cộng đông sở hữu như đất đai, sông hồ, biển đảo, tài nguyên thiên nhiên, có thể là những điều kiện xã hội, truyền thống của dân tộc… Lợi ích dân tộc cũng tuỳ vào hoàn cảnh cụ thế mà có sự quan niệm khác nhau. 

Lợi ích công cộng thường được hiểu là những lợi ích chung dành cho mọi người trong xã hội. Những lợi ích dành cho nhiều người cùng hưởng và không có sự phân giữa những người hưởng với nhau, tức là những ng được hưởng lợi ích công cộng như nhau và theo nhu c. của chính mỗi chủ thể đó.

Quyền, lợi ích hợp pháp của người khác được hiểu những lợi ích, những xử sự mà pháp luật ghi nhận và cho phép chủ thể đó thực hiện. Như vậy, với nguyên tắc này phải hiểu đây là giới hạn mà nhà làm luật đặt ra cho các chủ thể đối với sự tự do của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự.

Các chủ thể hoàn toàn có quyền tự do nhưng phải là tự do trong khuôn khổ vì phải đảm bảo lợi ích, sự bảo toàn, sự phát triển cho dân tộc, lợi ích của đám đông và những lợi ích, quyền hợp pháp của các chủ thể khác. Chỉ cần không xâm phạm giới hạn này thì đương nhiên, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể được bảo vệ và bảo hộ thực hiện trong thực tiễn.

  1. Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm dân sự

Được ghi nhận tại khoản 5 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Khi thực hiện các quyền của mình, về cơ bản các chủ thể ý thức được việc phải thực hiện nghiêm

túc, đúng phân nghĩa vụ của mình vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chủ thể có thể do lỗi vô ý hoặc cố ý dân đen không thực hiện đúng hoặc không thực hiện được các nghệ vụ của mình dẫn đến những hệ quả nhất định mang tính có lợi.

Vì quan hệ dân sự là quan hệ của sự bình đẳng về địa vị pháp lý, của sự tự do, tự nguyện nên đương nhiên, khi gây thiệt hại cho người khác, khi làm cho người khác bị ảnh hưởng không tích cực bởi hành vi của mình, chủ thể trong quan hệ dân sự phải chịu trách nhiệm.

Như vậy, trách nhiệm dân sự được hiểu là dạng trách nhiệm pháp lý mang tính bất lợi cho một chủ thể sau khi chủ thể đó thực hiện nghĩa vụ của mình không đúng hoặc không thực hiện.

Khi quy định nguyên tắc tự chịu trách nhiệm thể hiện rõ quan điểm của Nhà nước về việc, khi quan tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, những lợi ích hợp pháp thì các chủ thể được hưởng nhưng những hậu quả bất lợi do hành vi không hợp pháp của mình gây ra thì chủ thể vẫn phải tự chịu trách nhiệm./.

Đánh giá bài viết